Để nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã đề ra định hướng thu hút đầu tư tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và phát triển hạ tầng, các dự án có hàm lượng khoa học công nghệ cao, thân thiện với môi trường, đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội; các dự án có khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; các dự án trong các lĩnh vực: công nghiệp điện tử, viễn thông; công nghiệp cơ khí (sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy...), vật liệu xây dựng, vật liệu mới và công nghiệp hỗ trợ của ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử; xây dựng phát triển hạ tầng KCN, dự án du lịch dịch vụ, trường đại học tầm cỡ quốc tế; kêu gọi đầu tư vào các ngành dịch vụ như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục - đào tạo.
Tỉnh tập trung thu hút các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, nâng cao tỷ lệ lấp đầy ở các khu/cụm công nghiệp. Gắn phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường; xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp. Từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp theo vùng. Khuyến khích thu hút các dự án công nghiệp phụ trợ của ngành sản xuất lắp ráp ô tô và phụ tùng ô tô xe máy. Bên cạnh đó còn định hướng thu hút đầu tư theo đối tác. Tập trung thu hút đầu tư từ các quốc gia có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến đã và đang đầu tư thành công tại Việt Nam và Vĩnh Phúc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, EU, Mỹ...
Nhằm triển khai kịp thời công tác cải thiện môi trường đầu tư, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành các văn bản như: Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 13/2/2020 và Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 08/3/2021 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020, năm 2021.
Nhờ vậy, trong năm 2020, tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cấp mới trên địa bàn tỉnh là 20 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 475,8 triệu USD, 40 lượt dự án tăng với với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng là 201,3 triệu USD. Tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 677,1 triệu USD, bằng 58,4% so với cùng kỳ năm 2019 và bằng 13,1% kế hoạch năm 2020 (550 triệu USD). Tổng số dự án đầu tư trực tiếp trong nước (DDI) cấp mới trên địa bàn dự kiến đạt 47 dự án với tổng số vốn đăng ký 8.562,3 tỷ đồng, làm thủ tục tăng vốn cho 13 lượt dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký tăng là 423,9 tỷ đồng.
Tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn là 8.986,3 tỷ đồng bằng 59,6% so với cùng kỳ năm 2019 và vượt kế hoạch năm 2020 (5.500 tỷ đồng). Trong 6 tháng đầu năm 2021, tỉnh cấp mới cho 15 dự án FDI với tổng vốn đầu tư thu hút mới khoảng 124,2 triệu USD; tăng vốn cho 13 lượt dự án với tổng vốn đầu tư tăng là 53,5 triệu USD. Tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn đạt 177,7 triệu USD, bằng 97,3% cùng kỳ năm 2020, đạt 44,4% kế hoạch năm (400 triệu USD). Hầu hết các dự án hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.
Văn Sơn (Theo https://moit.gov.vn)
Để đáp ứng yêu cầu chất lượng ngày càng cao, công nghệ đúc có sự đổi mới mạnh mẽ về công nghệ và thiết bị. Cho đến nay, hầu hết các cơcác nhà máy sản xuất lớn và nhỏ. Họ đã được trang bị lò điện hồ quang, lò trung tần để nấu gang, thép. Các lò hồ quang hiện có, công suất nấu từ 0,5 tấn / mẻ đến 30 tấn / mẻ, nghĩa là đến nay khả năng đúc của Việt Nam có thể đúc được những chi tiết có khối lượng trên 20 tấn (nếu đề cập đến các công ty chuyên đúc thép cán , chúng tôi đã trang bị nhiều lò hồ quang với công suất nấu trên 50 tấn / mẻ). Chúng tôi đã trang bị nhiều lò trung tần để nấu gang, thép với chất lượng cao. Lò trung tần có công suất từ 200kg / mẻ; 500kg / mẻ; 750kg / mẻ; 1000kg / mẻ và 1500kg / mẻ. Có nhiều nhà máy trang bị hai cặp lò với công suất mỗi cặp khoảng 1500kg / mẻ. Vì vậy, Nếu áp dụng công nghệ nấu hai lò song song, chúng ta có thể đúc được những chi tiết gang hoặc thép chất lượng cao có khối lượng khoảng 2 tấn. Ngay cả khi nấu ăn kim loại đen (hợp kim đồng, hợp kim nhôm). Đa số các Công ty Cơ khí đã sử dụng lò điện tần số hoặc lò điện (trước đây dùng cho lò đốt dầu hoặc lò đốt than).
Chỉ một số làng còn sử dụng lò than để nấu đồng. Cùng với việc đổi mới thiết bị luyện, công nghệ đúc cũng quan trọng đổi mới, loại bỏ công nghệ đúc trên nền cát cố định, hầu hết các công ty cơ khí đúc công nghệ đều sử dụng khuôn mới, trong đó mỗi lần chế tạo khuôn đều được chuẩn bị nguyên liệu mới một cách tỉ mỉ, cho phép phân tích nhanh các mẫu thép ngoài lò luyện gang, nhiều ứng dụng đúc Nhà máy cát pha nước thủy tinh, một số nhà máy đã ứng dụng thành công công nghệ đúc Furan để đúc gang.