Ngành cơ khí chế tạo: Ưu tiên lĩnh vực nền tảng

24/05/2021 / Tin Tức Trong Ngành
Ngành cơ khí Việt Nam ngày càng tụt hậu, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và mở rộng xuất khẩu. Thực trạng trên được Hiệp hội doanh nghiệp (DN) cơ khí Việt Nam (VAMI) chỉ ra tại Hội nghị "Thực trạng và giải pháp thúc đẩy ngành cơ khí chế tạo Việt Nam", do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức.

Thiếu sức cạnh tranh

Theo VAMI, các DN cơ khí Việt Nam đều đầu tư manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, trình độ công nghệ trung bình; mức độ liên kết và hợp tác kém, không phát huy được sức mạnh của phân công và hợp tác sản xuất nên hiệu quả sử dụng dây chuyền sản xuất thấp. Bên cạnh đó, do thiếu các chính sách hỗ trợ và bảo vệ thị trường trong nước nên thị phần của ngành cơ khí bị thu hẹp, không cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu và hàng nhập lậu, kể cả các sản phẩm trước đây từng là thế mạnh của ngành cơ khí Việt Nam như: Máy công cụ, máy động lực nhỏ, xe đạp, quạt điện, máy bơm nước…

Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí
Ông Đỗ Phước Tống - Chủ tịch Công ty Cơ khí Duy Khanh - nhìn nhận, sự chậm phát triển chung của ngành cơ khí chế tạo là do chính sách dành cho ngành không phù hợp. Đơn cử, nếu không nhanh chóng ban hành sớm biểu thuế suất thuế nhập khẩu các linh kiện để lắp ráp máy đảm bảo nguyên tắc thuế suất thuế nhập khẩu phải giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô thì các DN chế tạo máy của Việt Nam sẽ không cạnh tranh được.
Ông Đào Phan Long - Chủ tịch VAMI - băn khoăn: Tại sao chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khuyến khích xây dựng, phát triển ngành cơ khí đã có từ lâu nhưng lại khó đi vào cuộc sống, đến năm 2019, chúng ta vẫn phải nghiên cứu tháo gỡ rất nhiều rào cản về chính sách, cơ chế đang còn gây khó khăn cho DN hoạt động trong lĩnh vực này?

Theo đó, việc ban hành một số sắc thuế nhập khẩu vật tư, xuất khẩu sản phẩm cơ khí, thuế đất đai, thuế thu nhập DN đối với DN cơ khí nội địa chưa mang tính khuyến khích sản xuất và thiếu sự công bằng giữa DN nội địa và DN có vốn đầu tư nước ngoài. "Điều này dẫn tới sản xuất kinh doanh sản phẩm cơ khí nội địa thiếu sức cạnh tranh ngay trên "sân nhà" nên ngày càng tụt lại xa hơn so với quốc tế" - ông Đào Phan Long nói.

Cần chính sách đồng bộ và nhất quán

Trước thực trạng đó, VAMI đã đưa ra một loạt đề xuất và kiến nghị nhằm vực dậy ngành cơ khí. Cụ thể, chính sách đối với thị trường, yêu cầu các bộ, ngành, các chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc các chủ trương chính sách của nhà nước về phát triển ngành cơ khí. Trước mắt, thực hiện nghiêm túc Quyết định 1791/QĐ-TTg về nội địa hóa các thiết bị nhà máy nhiệt điện.

Đưa ra giải pháp cụ thể, ông Đỗ Hữu Hào - Chủ tịch Tổng hội Cơ khí Việt Nam - cho rằng, nhà nước, DN nên ưu tiên tập trung phát triển một số lĩnh vực mang tính nền tảng. Cụ thể, tiếp tục đầu tư và ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí (lĩnh vực ôtô, đóng tàu, chế tạo thiết bị phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp); khuyến khích DN luyện kim trong nước đầu tư sản xuất thép chế tạo để cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho ngành cơ khí. "Sớm giảm thuế thu nhập cho DN cơ khí xuống còn 15% (thay vì 25% như hiện nay); nâng hệ số điểm ưu tiên cho DN sử dụng sản phẩm chế tạo trong nước thay cho các sản phẩm cung cấp từ nước ngoài khi đấu thầu lên 15% điểm tổng hợp trong bảng đánh giá (thay vì cộng thêm 7,5% điểm tổng hợp như hiện nay)" - ông Đỗ Hữu Hào đề xuất.

Để phát triển ngành cơ khí, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 186/2002/QĐ-TTG phê duyệt chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020 và Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 15/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Theo Thứ trưởng, thực tế đã có sự thay đổi giữa nội dung của 2 quyết định chiến lược này. Cụ thể, trong Quyết định 319, một số ngành như cơ khí nông nghiệp không được xác định là cơ khí trọng điểm nữa mà trong Quyết định 186 vẫn có. "Chính vì vậy, phải rà soát và nhìn lại tổng thể Quyết đinh 319 đã đúng và phù hợp với tầm nhìn của ngành trong mấy chục năm sắp tới hay không? Ngành cơ khí không thể ăn xổi, mà phải tính toán trong dài hạn, các danh mục nào trong quyết định nên sửa lại và cơ chế nào cần triển khai" - Thứ trưởng Đặng Hoàng An lưu ý.

Về thị trường cho ngành cơ khí, Thứ trưởng nhận định, Việt Nam đang mở cửa, có rất nhiều cam kết hội nhập thế hệ mới, một mặt cần bảo vệ sản xuất trong nước, nhưng vẫn phải chủ động hội nhập quốc tế. Đây là bài toán phải tư duy cụ thể.

Theo VAMI, chiến lược phát triển cơ khí Việt Nam cần sửa đổi để thể hiện mục tiêu xây dựng phát triển một nền công nghiệp cơ khí bền vững. Phải có hệ thống chính sách đồng bộ và nhất quán, trong đó chú ý bảo vệ tối đa thị trường nội địa, tạo được nhiều đơn hàng từ nguồn đầu tư công cho DN trong nước.

Việt Anh (nguồn: theo Lan Anh, https://congthuong.vn)

Tuy nhiên nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta. được sự ủng hộ hết mình của tất cả các nước trong khối xã hội chủ nghĩa do Liên Xô cũ đứng đầu xây dựng nhiều nhà máy cơ khí khá lớn, nằm rải rác khắp các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Nhiều nhà máy đã và đang là niềm tự hào của các ngành công nghiệp nước ta, nó đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tiêu biểu là các nhà máy cơ khí như: Công ty Cơ khí Hà Nội, Công ty Diesel Sông Công, Công ty Cơ khí Trung tâm Cẩm Phả, Công ty Cơ khí Ô tô Vườn Cấm, Công ty Đóng tàu Bạch Đằng, Công ty Đóng tàu Hạ Long,… Và hàng trăm nhà máy cơ khí lớn nhỏ của Công nghiệp Quốc phòng và một số ngành kinh tế khác. Sau năm 1975, khi đất nước thống nhất, ta đã mua lại một số công ty cơ khí do địch để lại ở miền Nam Việt Nam, trong đó nổi bật nhất là công ty chế tạo động cơ và công ty Diesel nhỏ Vikino Vinappro ở Biên Hòa và các công ty sửa chữa cơ khí thuộc ngụy quyền như Z751, Xưởng đóng tàu Bason. ...

Từ năm 1975 đến nay chúng ta không đầu tư nhiều cho sản xuất cơ khí, ngoại trừ một số ngành công nghiệp dầu khí, công nghiệp cao su do yêu cầu chế tạo các bộ phận hoặc thiết bị tự chế cho mình nên họ phải trang bị một lượng máy công cụ nhất định. Nhìn chung, ngành sản xuất cơ khí hiện nay đang quản lý một số lượng máy công cụ khoảng 50.000 chiếc. Phần lớn các thế hệ máy công cụ từ năm 1970 trở về trước, nghĩa là hệ thống điều khiển chủ yếu gắn liền với hoạt động điện của công nhân thủ công. Kích thước gia công từng chi tiết do công nhân quyết định. Vì vậy khó đạt được độ ổn định về độ chính xác khi gia công.

Có rất ít máy công cụ được gắn thiết bị đo tích cực. Gần đây nhiều công ty đã trang bị cả một số máy tiện, máy phay và hệ thống điều khiển tự động của CNC, nhưng nó không có vai trò quan trọng trong sản xuất. Đây là bức tranh phản ánh thực trạng ngành cơ khí chế tạo ở Việt Nam, nó không chỉ yếu mà còn thiếu. Để hiểu chính xác năng lực của ngành cơ khí chế tạo ở nước ta hiện nay, chúng ta cần biết thực trạng công nghệ cơ bản của nó, sau đó để thoả mãn yêu cầu của các ngành kinh tế có ngành cơ khí chế tạo thì phát triển công nghệ cơ bản như thế nào cho hợp lý. Tuy nhiên, do hạn chế của bài báo nên chúng tôi chỉ mạnh dạn trình bày về thực trạng công nghệ phôi trong ngành chế tạo máy và xu hướng phát triển ở Việt Nam hiện nay.

Đăng bởi Admin